HideMyAss.com

              ;

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

chiến thuật topeleven

cảm ơn anh ninh nguyen đã chia sẻ
Minh xin mạn phép cp 1 số chiến thuật đã được dịch sẵn từ các trang web cho các ban đam mê top eleven tham khảo và ap dụng trước các trận đấu. :))

CHIẾN THẮNG MỌI LOẠI ĐỘI HÌNH?
(Kỳ 1)

Ghi chú các ký hiệu: D : Hậu vệ ; DM: Tiền vệ trụ (thủ) ; M : Tiền vệ ; AM: tiền vệ tấn công ; ST: trung phong cắm ; L: Trái ; R: Phải ; C: Giữa ; Up: mũi tên đỏ (tấn công) ; Down: mũi tên xanh (phòng thủ)

Phần 1

SƠ ĐỒ 4-4-2

4-4-2 không phải là một sơ đồ quá mạnh trong Top 11 ; Nó kiểm soát tốt tuyến tiền vệ và hậu vệ, nhưng lại ít lựa chọn cho tuyến trên.

Để đánh bại sơ đồ này, bạn cần cần có 1 hàng tiền vệ mạnh. Lời khuyên là hãy dùng sơ đồ 4-5-1V với 1 DMC gắn mũi tên đỏ, biến anh ta thanh 1 MC thực thụ mỗi khi bạn cầm bóng tấn công. Sơ đồ 4-5-1V như sau: DL…DC…DC…DR ; DMC(up) ; MC…MC ; AML…..AMR ; ST

Nếu đội của bạn đang bị dẫn bàn, hãy thêm mũi tên đỏ cho 2 hậu vệ biên và tiền vệ tấn công biên. Nó sẽ giúp bạn tạo ra nhiều cơ hội hơn

Các thiết lập cụ thể như sau:
- Mentality: tùy mức độ yêu cầu chiến thắng của bạn. Chọn “Tấn công” khi gặp đội yếu và ngược lại khi gặp đội mạnh.
- Kiểu Chuyền bóng: Mixed (Kết hợp)
- Ép sân: Phần sân nhà, không bẫy việt vị. Nếu hậu vệ tốc độ tốt, đặt “Toàn sân” và bẫy việt vị
- Các setting còn lại: để ngầm định. Chú ý nếu đối phương có AM thì không nên chơi việt vị và không chơi phản công.

---------------

SƠ ĐỒ 4-3-3

Sơ đồ 4-3-3 có một điểm yếu là không có cầu thủ chạy cánh. Hãy khai thác triệt để nó bằng cách tập trung tấn công vào 2 sườn, đồng thời tranh bóng tốt khu trung tuyến. Vài sơ đồ ví dụ như sau:

a. 3-1-3-2-1 (3DC ; DMC ; 3MC ; AML-AMR ; ST)
b. 4-1-4-1 (DL(up) – 2DC – DR(up) ; DMC(up) ; ML(up)-2MC-MR(up) ; ST)
c. 3-3-2-2 (3DC ; 3MC ; AML-AMR ; ST-ST)

Dùng kiểu sơ đồ nào trên đây là tùy bạn, nhưng hãy nhớ:

a) Luôn luôn tấn công hai bên sườn với một trong hai ML / MR với mũi tên đỏ hoặc AML / AMR
b) Sử dụng ít nhất 2 DC
c) Sử dụng ít nhất 2 MC
d) số lượng kết hợp của Hậu vệ của bạn + DMC + MC phải là 6 hoặc cao hơn.
e) của MC + ML / MR phải là 4 hoặc cao hơn.

Chiến thuật chống 4-3-3: do đây là 1 sơ đồ thiên về tấn công, bạn có thể dùng bẫy việt vị và ép toàn sân (nếu hậu vệ của bạn đủ nhanh) ; hoặc cũng có thể chơi phản công và chỉ ép “sân nhà”

Có khá nhiều kiểu sơ đồ có thể chiến thắng 4-3-3 nếu chơi với nhiều tiền vệ . Hãy sử dụng “chuyền ngắn” nếu bạn chơi đôi công; hoặc “chuyền kết hợp” nếu bạn chơi phản công.

-----------------

SƠ ĐỒ 3-4-3

Sơ đồ dựa nhiều vào tuyến Tiền vệ này có sức công phá rất mạnh nếu không bị kiểm soát. Tuy nhiên, bạn có thể khoét vào điểm yếu của nó (không có DMC và DMR/DML) bằng cách dùng các AMR/L để phản công biên, hoặc AMC để tấn công trung lộ

Ở mức nào, khi chơi chống lại 3-4-3, bạn cần phải có tiền vệ nhiều hơn đối thủ, điều này có thể đạt được bằng nhiều biện pháp sau đây:

a. Phòng thủ phản công:
(thường sử dụng khi bạn chọn lối chơi “phòng thủ” hoặc “bình thường”, ép nửa sân, bóng kết hợp và có phản công)

3-2-2-2-1 (5-2-2-1)
---------ST ---------
AML ------------ AMR
----- MC ----- MC ----
DML ------------ DMR
---- DC - DC - DC ----

4-4-2 cơ động (hoặc 4-4-1-1)
------ ST ------ST-- ---------
-----------------------------
ML (UP) - MC - MC - MR (UP)
----------------------------
DL (UP) - DC - DC - DR (UP)

3-5-1-1
----------- ST-----------
---------- AMC ----------
ML - MC - MC - MC - MR
-------------------------
----- DC --- DC --- DC -----

b. Chơi đôi công: thường dùng khi chọn lối chơi tấn công, đá ép toàn sân và chuyền bóng ngắn

4-3-2-1 (Christamas Tree – Cây thông Noel)
------------ST ----------
----- AMC --- AMC ----
ML ------ MC ------- MR
---------------------
DL ---- DC - DC ---- DR

4-3-2-1
----------ST ---------
AML ------------ AMR
---- MC - MC - MC ---
----------------------
DL ---- DC - DC ---- DR

-----------
SƠ ĐỒ 3-5-2

3-5-2 có một số điểm yếu, chủ yếu là nó thiếu những cú đấm quyết định và thường yếu về phòng ngự 2 biên. Tuy có đến 5 tiền vệ, nhưng sơ đồ này thiên về khả năng giữ bóng chắc chắn chứ không phải là kiểm soát thế trận do nó không sử dụng tiền vệ công. Do đó bạn vẫn có thể dễ dàng kiểm soát hàng công của đối thủ.

Có rất nhiều cách để đánh bại 3-5-2. Dưới đây chỉ giải thích 2 sơ đồ để giúp bạn hiểu hơn về biện pháp khắc chế

a. 4-5-1 V (cơ động)
Đây là sơ đồ đa năng, có thể chuyển từ tấn công sang phòng thủ chỉ bằng 1 vài điều chỉnh nhỏ. Để khắc chế 3-5-2, bạn nên tấn công biên, vì thế ta có sơ đồ sau:

--------------ST -------------
AML --------------------- AMR
--------- MC ------- MC ---------
DMC (UP) ------------- ---------
DL (UP) - DC - DC ---- DR (UP

2 hậu vệ biên cơ động để đánh chặn MR/ML của đối thủ, đồng thời cung cấp bóng cho 2 tiền vệ công ở 2 cánh đội mình. 2 MC và 1 DMC cơ động dùng để đánh chặn ở trung lộ.
Khi lên tấn công, sơ đồ sẽ chuyển thành :

------------ST -----------
AML ----------------- AMR
------ MC - MC - MC -----
DML ---------------- DMR
---------- DC - DC --------

Lúc đó, bạn có đến 5 tiền vệ để chặn 5 tiền vệ của đối phương, và bạn có 2 tiền vệ tấn công có khả năng bùng nổ cao do không bị hậu vệ biên đối phương kèm
Khi phòng ngự, sơ đồ chuyển thành 4-5-1 truyền thống, giúp bạn có 1 thế trận phòng ngự chắc chắn và có chiều sâu.

Cách Setting:
Lối chơi: Hay sử dụng “Bình thường”. Tùy đối thủ mạnh hay yếu, bạn có thể chọn “phòng thủ” hoặc “tấn công” 1 cách tương ứng.
Phản công: Có
Chuyền bóng: hỗn hợp, thông qua cả hai bên sườn
Ép sân: Nửa sân
Kèm người khu vực: có

b. Sơ đồ 3-1-4-1-1

Điểm mạnh rõ rang của 3-5-2, đó là rất khó để đánh bại hàng tiền vệ 5 người. Vậy ta hãy đánh thẳng vào điểm mạnh đó bằng cách sử dụng 6 tiền vệ (tăng cường thêm 1 DMC, 1 AMC), cụ thể như sau:
--------ST --------
------AMC-------
ML - MC - MC - MR
------- DMC-------
--- DC - DC - DC ---

Sơ đồ nặng về tiền vệ này cần setting: Chuyền ngắn, không cần phản công. Nếu có DC nhanh nhẹn, hãy chơi bẫy việt vị nếu bạn thiết lập ép toàn sân. Nếu DC bình thường, bạn nên set ép nửa sân, không bẫy việt vị và không phản công.

Setting:
Lối chơi: Bình thường
Passing: Mixed
Ép sân: toàn sân + việt vị hoặc nửa sân không bẫy việt vị
Kèm người: khu vực

Bài 3. Xây dựng đội hình

Để xây dựng đội hình khắc chế, mình nhắc lại, là xây dựng hàng thủ bắt chết hàng công đối thủ và xây dựng hàng công đánh vào điểm yếu hàng thủ đối thủ (định nghĩa hàng công –hàng thủ xem bài 2). Thông qua test nhiều trận và xem nhiều trận, mình đưa ra một số quan điểm sau đây:

a. Định nghĩa cái gọi là vị trí đối kháng, là vị trí trùng nhau khi quay ngược đội hình đối thủ áp vào đội hình của mình. Xem hình kèm theo, có thể thấy ST của ta (S3) là vị trí đối kháng của DC(D3) đội bạn. AM4 của ta là đối kháng của DM2 của bạn. Như vậy, đa phần là ST nhận bóng thì phải vượt qua DC mới đối mặt GK, hoặc AM3 cầm bóng sẽ khó hoạt động khi đội bạn có DM3, khá giống thực tế của game.

b. Đội hình khắc chế chỉ có ý nghĩa với 2 đội chênh không quá 2*, đồng thời không có vị trí nào hàng thủ ta kém vị trí đối kháng hàng công đội bạn 3*. (khi cả đội đối thủ quá mạnh, hoặc vị trí khắc chế quá chênh lệch thì đội hình khắc chế không có tác dụng)
c. Ta có thể cản phá được gần như toàn bộ các pha tấn công của đối thủ nếu như bố trí hàng thủ tại các vị trí đối kháng hàng công đội bạn, đồng thời thỏa mãn điều b)

d. Hàng công của ta sẽ bố trí tại các vị trí trống trải nhất của hàng thủ đội bạn, theo thứ tự ưu tiên : ô đối kháng và ô ngay trên không có đối thủ > ô đối kháng không có đối thủ và các ô ngay cạnh không quá 2 đối thủ > ô tương ứng có đối thủ và các ô ngay cạnh không quá 1 đối thủ. Nếu đối thủ đông hơn, tầm hoạt động sẽ khó, dứt khoát chọn vị trí khác.

e. Bố trí đội hình theo thứ tự ưu tiên : D>DM>AM>M>S, đồng thời bổ sung một số điều kiện phụ như hàng thủ không quá 6 người, ST tối thiểu 1, ….

Thử so sánh 2 đội hình ở đây, bạn có thấy 4-0-3-1-2 (hoặc tinh ý điều chỉnh là 4-1>-2N-1-2) là khắc tinh của 4-4-2 ?

ảnh file excel của ad Tân

Bài 2. Phân bố lực lượng và nguyên tắc xây dựng đội hình đối kháng

Trong bài 1, mình đã đề cập tới một hình vẽ kích thước 5x5 với cách gọi tên các vị trí. Đây là mô tả hợp lý các vị trí có thể kéo cầu thủ vào sắp xếp ngoại trừ thủ môn (GK). Như vậy mặt sân sẽ gồm 25 ô trong đó sắp xếp được 23 vị trí và thực tế mỗi đội chỉ bố trí được 10 vị trí (nói lên một thực tế là đội hình nào cũng có sơ hở). Trong đó 2 ô màu đen S15 là các vị trí không thể sắp xếp. Ở đây mình tạm thời phân mặt sân thành 3 khu vực là 10 ô hàng công(màu đỏ cam), 3 ô tiền vệ giữa MC (màu xanh) và 10 ô hàng thủ (màu vàng).

Vậy tại sao lại có cách phân biệt này. Theo mình thử nghiệm và đánh giá, trong trường hợp để chế độ không phải tấn công hoặc siêu tấn công, không dâng tên đỏ ào ạt, không phải tình huống cố định, thì hầu như các bàn thắng đến chỉ từ các vị trí trên, cũng đồng thời các pha rê bóng qua GK hay nhận đường chuyền quyết định cũng là các cầu thủ ở vị trí màu này, nói nôm na là chúng ta phải nghĩ biện pháp để ngăn chặn các đối thủ ở khu vực này. Đồng thời, các pha cản phá đa phần là đến từ các vị trí màu vàng, và hàng công của chúng ta phải vượt qua hàng thủ của đối thủ. 3 ô giữa sân (MC) đôi khi tham gia vào cả công và thủ, tuy nhiên hầu như không mang tính chất quyết định, thường là đối phương phá bóng, MC chặn được, chứ ít khi là ST địch rê qua GK nhưng lại bị MC ta chặn, hoặc là DC ta chuyền dài lên thì có thể MR kết thúc chứ ít khi là MC kết thúc.

Đội nào cũng có 10 cầu thủ bố trí trên 23 vị trí (trừ GK cố định), vì vậy mục tiêu cuối cùng là tìm mọi cách khắc chế hàng công đối thủ và đặt hàng công của ta vào vị trí hàng thủ của địch yếu nhất
Có tối thiểu 0 và tối đa 3 MC, vì vậy công + thủ sẽ có từ 7-10 cầu thủ, như vậy, một cách tương đối, sẽ không có quá 6 cầu thủ cho hàng công. Xem ví dụ hình kèm theo, sẽ không ai xếp đội hình như hình trái (7 cầu thủ công) mà sẽ xếp như hình giữa (5 cầu thủ công) hoặc phải (6 cầu thủ công) sau đó kết hợp với MC+ hàng thủ để tạo đội hình đồng đều.

Bài 1. Các quy tắc ký hiệu tiền đề
Đầu tiên, trước khi đi vào phân tích các chiến thuật, ưu nhược điểm, ta cần thống nhất một số các ký hiệu/ tên gọi để tiện trao đổi và hình dung:

Đối với các đội hình xếp đối xứng, chúng ta đã quen với một số tên gọi như 442, 41212, 433, 451V,… và ký hiệu N cho tụ giữa, W cho cân cánh. Tuy nhiên, mình đề nghị mọi người cố gắng ghi theo hình thức đủ 5 lớp, ví dụ: 4-0-3-1-2 hoặc 40312, bởi ghi ít hơn số lớp trong một số tình huống có thể gây hiểu nhầm, ví dụ 352 có thể nghĩ là 3-0-5-0-2, thì 3 là 3N hay 3W, 5 là 5M hay DML/DMR + 3MC, hay là AML/AMR + 3MC. 41212 cũng khó phân biệt 2N hay 2W. Trừ một vài trường hợp đặc thù có thể viết tắt như 442 (chắc chắn là 4-0-4-0-2, không ai xếp 4D + 4DM + 2ST hoặc 4D+4AM +2ST) hoặc 451V (ai cũng hiểu là 4-1-2N-2W-1)

Đối với các đội hình ko đối xứng, ta có bảng hình vẽ kèm theo, trong đó mình đề nghị ký hiệu: D là hàng hậu vệ, DM là hàng libero, M là hàng tiền vệ, AM là hàng hộ công, S là tiền đạo, và thứ tự từ trái qua là 1,2,3,4,5 cho các vị trí. Như vậy AMR có thể ghi là AMR hoặc AM5 (như nhau) nhưng ghi M124 (= ML+2MC) sẽ gọn hơn đúng không? Ví dụ đội hình cực dị 3N-DM35-M13-AM25-1, bạn vẫn có thể hình dung ngay trong đầu phải không? Còn theo đa số cách mô tả khác, thật dài và khó để người khác hình dung bạn nói gì.
Tiếp theo là mũi tên đỏ/xanh, các bạn có thể có nhiều cách gọi tên, nhưng theo mình dù cách gọi nào thì cũng chỉ nên gọn trong 1 từ, có thể là dâng/lùi, đỏ/xanh, công/thủ. Ở đây mình tạm chọn ký hiệu >/ nghĩa là đặt mũi tên đỏ 2 vị trí này, chứ ko phải kéo chúng lên vị trí DML/DMR

OK, như vậy tùy tình huống mà chúng ta sẽ gọi tên đội hình sao cho tiện nhất. Bạn nghĩ sao về các cách gọi tên sau đây: 41212 kim cương hẹp, 4-1-2N-1-2, 4(DC-2N>-1>-2>. Cách gọi cuối có phải là chiến thuật của bạn Alexander Bin ??

PS: Cho dù bạn lựa chọn cách ký hiệu trên hay không, các bài viết của mình sẽ viết trên quy tắc như vậy, mong các bạn thông cảm

Click Tham Gia Diễn Đàn Topeleven Lớn Nhất Việt Nam 

Không có nhận xét nào: